Tạp Chí Sức Khỏe
Chế Biến Món Ăn Ngon Với Rượu Gạo
Nội dung bài viết
Rượu gạo là một trong những loại rượu được tận dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt rượu có nồng độ thấp nên phù hợp trong việc chế biến và sơ chế các món ăn. Với sản phẩm của THAPHACO, đây là loại rượu được làm hoàn toàn từ thủ công và có nguồn gốc từ tự nhiên, bạn sẽ tạo ra được những món ăn đầy thơm ngon, nhiều giá trị dinh dưỡng.
Rượu gạo trong nấu ăn là gì?
Rượu trong nấu ăn thường được sử dụng đó chính là rượu gạo, tận dụng nhiều trong quá trình chế biến thực phẩm, từ việc sơ chế cho đến bảo quản.
Đây là loại rượu được sử dụng nhiều trong quá trình nấu nướng để tạo ra hương vị đậm đà và màu sắc hấp dẫn cho món ăn. Ngoài ra còn có công dụng khác như làm mềm thịt, rau củ hay khử mùi tanh của các loại thực phẩm.
Vì rượu có nồng độ thấp thường chỉ từ 10-15% nên khi chế biến rượu sẽ không dễ bị bay hơi trong quá trình nấu nướng, vì thế thường sẽ có hương vị nhẹ nhàng, tinh tế để tránh lấn át mùi hương của món ăn chính.
Công dụng của rượu gạo trong nấu ăn
Công dụng của rượu không chỉ giới hạn trong quá trình nấu nướng mà còn ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình chế biến thành một món ăn hoàn chỉnh như:
Trong giai đoạn sơ chế
Khử mùi tanh: Rượu gạo có khả năng hòa tan các hợp chất amin gây ra mùi tanh và khi nấu ở nhiệt độ cao, rượu sẽ bay hơi và mang theo mùi tanh của thực phẩm
Loại bỏ bụi bẩn cho rau quả: Ngâm rau củ quả trong rượu thay vì ngâm muối, giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn hiệu quả. Tuy nhiên không nên áp dụng cách này với món salad vì có thể bị mùi vị của rượu lấn át
Tạo mùi thơm cho món ăn: Sử dụng rượu để rửa sạch thực phẩm sống sẽ có khả năng phản ứng với các axit tự do có trong thịt. Tạo thành các hợp chất este mang mùi thơm
Làm mềm thịt: Khi sơ chế thịt, việc thêm vài giọt rượu sẽ giúp thịt trở nên mềm hơn nhờ vào các đặc tính axit tự nhiên của rượu, protein trong thịt bị tác động và trở nên mềm hơn.
Loại bỏ lớp lông gà, vịt dễ hơn: Khi làm lông gà, vịt bạn nên ngâm cùng ít rượu gạo để quá trình nhổ lông diễn ra dễ hơn, ngoài ra còn hỗ trợ khử mùi tanh hiệu quả. Rượu sẽ làm tăng thân nhiệt của gia cầm, nang lông nở ra giúp bạn nhổ lông nhanh hơn.
Trong chế biến món ăn
Khử mùi hôi của thịt: Thêm vài giọt rượu vào nồi khi thịt gần chín sẽ giúp món ăn thơm và ngon hơn, không còn mùi tanh khó chịu
Làm chín cơm khi nấu bị sượng: Nếu cơm không chín hoàn toàn mà còn bị sống một phần, hãy cho thêm vài thìa rượu vào nồi và nấu thêm khoảng 10 phút, cơm sẽ chín mềm như mong muốn
Giảm vị chua của giấm: Nếu lỡ tay cho quá nhiều giấm khiến món ăn bị chua khi chế biến, hãy thêm ít rượu gạo vào món ăn, lúc này rượu sẽ cân bằng vị chua đáng kể bằng cách oxy hóa giấm thành CO2 và H2O.
Trong bảo quản thực phẩm
Bảo quản thực phẩm: Dùng tay bóp nhẹ để rượu thấm vào thịt, sau đó đặt thịt vào tút nilon, bọc kín miệng và để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ môi trường. Cách này sẽ giúp thịt giữ được từ 2-3 ngày mà không cần bảo quản trong tủ lạnh.
Giữ màu cho thịt vịt, gà tươi ngon: Để bảo quản thịt gia cầm không bị sậm màu và vẫn giữ nguyên được dưỡng chất, chỉ cần thoa một lớp mỏng rượu lên thịt, sau đó bọc kín và bảo quản trong tủ lạnh. Cách này giúp thịt không bị nhạt màu và vẫn giữ được độ tươi ngon trong 2-3 ngày.
Kết luận
Rượu gạo không chỉ là một gia vị nấu ăn quen thuộc mà còn là trợ thủ đắc lực trong nhiều công đoạn chế biến thực phẩm, từ sơ chế, nấu nướng đến bảo quản. Với nồng độ nhẹ và hương vị tinh tế, rượu gạo mang lại sự đậm đà, thơm ngon cho món ăn, đồng thời giúp loại bỏ mùi tanh, làm mềm thịt và tăng cường độ tươi ngon của thực phẩm. Việc sử dụng rượu đúng cách sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng và hương vị của từng món ăn một cách tự nhiên và an toàn.