Tại sao nhiều người ăn mãi không béo ?

Bạn ăn nhiều, ăn đủ chất, thậm chí còn bổ sung thêm vitamin nhưng cân nặng vẫn “giậm chân tại chỗ”? Trong khi người khác chỉ cần ăn đêm vài hôm là đã tăng cân, bạn lại chật vật mãi không nhích được con số nào trên cân. Tình trạng “ăn mãi không béo” không chỉ gây tự ti về ngoại hình mà còn khiến sức khỏe suy giảm nếu kéo dài. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu? Và liệu có cách nào giúp cải thiện thể trạng này một cách lành mạnh và khoa học?

Ăn nhiều nhưng khó tăng cân
Ăn nhiều nhưng khó tăng cân

Ăn nhiều nhưng không tăng cân, có phải do cơ địa?

Nếu bạn từng nghe cụm từ “Tạng người khó lên cân” thì đó chính là một phần của sự thật. Tuy nhiên, đổ lỗi hoàn toàn cho cơ địa không giúp bạn giải quyết được vấn đề.

Cơ địa ở đây có thể hiểu là sự di truyền về tốc độ trao đổi chất, kiểu dáng cơ thể gầy, thói quen ăn uống và khả năng tiêu hóa kém hấp thu. Một số người sinh ra đã có tỷ lệ trao đổi chất cao hơn người khác. Cơ thể họ đốt cháy năng lượng nhanh chóng, khiến lượng calo nạp vào vừa đủ duy trì hoạt động chứ không tích lũy để tăng cân.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn “không thể” tăng cân. Thực tế, nhiều người “tạng gầy bẩm sinh” vẫn có thể cải thiện vóc dáng nếu hiểu đúng nguyên nhân và có lộ trình dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hợp lý. Cơ địa chỉ là yếu tố đầu vào, quan trọng hơn là cách bạn điều chỉnh đầu ra bằng khoa học và kiên trì.

Tìm hiểu nguyên nhân khó tăng cân do đâu?

Dù bạn ăn nhiều, nhưng nếu cơ thể không hấp thu, không giữ được năng lượng, hoặc bị bệnh lý âm thầm, thì quá trình tăng cân sẽ bị chặn đứng. Cùng tìm hiểu sâu hơn các nguyên nhân:

Hệ tiêu hóa kém hấp thu

Một trong những lý do người gầy ăn mãi không béo nằm ở khả năng hấp thu kém tại ruột non. Dù bạn ăn nhiều chất béo, đạm, tinh bột… nhưng nếu đường ruột hoạt động kém thì chất dinh dưỡng sẽ không được hấp thu vào máu, mà bị đào thải qua đường phân.

Tình trạng này thường xảy ra ở người hay bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, phân sống, hoặc từng mắc các bệnh về ruột, dạ dày. Đặc biệt, vi khuẩn đường ruột mất cân bằng cũng làm ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng.

Dấu hiệu nhận biết hệ tiêu hóa kém:

  • Thường xuyên mệt mỏi sau ăn, đầy bụng, chậm tiêu
  • Phân lỏng, không thành khuôn
  • Sụt cân dù ăn đủ bữa

Bổ sung thêm men tiêu hóa tự nhiên từ thảo dược hoặc enzyme tiêu hóa từ các sản phẩm chuyên biệt, kết hợp thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, kim chi, miso…

Nguyên nhân tăng cân do đâu?
Nguyên nhân tăng cân do đâu?

Quá trình trao đổi chất quá mạnh

Trao đổi chất nhanh thường được cho là lợi thế vì giúp đốt mỡ hiệu quả. Nhưng với người gầy, điều này lại trở thành trở ngại lớn. Khi quá trình trao đổi chất hoạt động mạnh, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng ngay cả khi nghỉ ngơi, dẫn đến thừa ăn nhưng thiếu tích trữ.

Người có tỷ lệ trao đổi chất cao thường:

  • Luôn cảm thấy đói, ăn nhiều
  • Năng lượng cao, hoạt động không mệt
  • Nhưng không tăng cân dù nạp calo lớn

Giải pháp: Tăng khẩu phần dinh dưỡng bằng thực phẩm giàu năng lượng như bơ, sữa, các loại hạt, tinh bột hấp thu chậm. Đồng thời, tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, gym cơ bản để chuyển hóa năng lượng thành cơ bắp, hạn chế tiêu hao vô ích.

Stress, mất ngủ, căng thẳng

Bạn có biết rằng căng thẳng tinh thần ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và nội tiết? Khi stress, cơ thể tiết ra hormone cortisol làm giảm cảm giác ngon miệng, rối loạn chuyển hóa, gây mất ngủ và suy giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Người thường xuyên mất ngủ, dù có ăn nhiều. vẫn rất khó tăng cân. Đó là bởi vì sao ban đêm là thời điểm vàng để cơ thể phục hồi và hấp thu chất dinh dưỡng, nếu bạn không ngủ sâu giấc, các hoạt động này sẽ bị gián đoạn.

Giải pháp:

  • Ngủ đủ 7–8 tiếng mỗi đêm
  • Tập hít thở sâu, thiền hoặc uống các loại thảo dược hỗ trợ an thần như tim sen, lạc tiên, nụ tam thất
  • Tránh dùng các chất kích thích vào chiều tối (cà phê, trà đặc)

Ăn nhiều nhưng sai cách

Một sai lầm phổ biến là chỉ chú trọng vào số lượng mà quên chất lượng. Rất nhiều người ăn vặt, uống nước ngọt, ăn fastfood với hy vọng tăng cân. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này cung cấp calo rỗng, không chứa đủ vitamin, khoáng chất hoặc đạm cần thiết để xây dựng mô cơ.

Hậu quả:

  • Tăng mỡ nội tạng, chứ không tăng cơ
  • Gây rối loạn tiêu hóa
  • Cảm giác đầy bụng, ăn không ngon bữa chính

Giải pháp:

  • Tăng cường protein thực vật và động vật (thịt, cá, trứng, đậu nành)
  • Ăn đủ 3 bữa chính + 2 bữa phụ
  • Ưu tiên thực phẩm nguyên cám, ngũ cốc, sữa nguyên kem, trái cây ngọt tự nhiên.
Giải pháp nào để tăng cân nhanh chóng
Giải pháp nào để tăng cân nhanh chóng

Bệnh lý tiềm ẩn

Nếu bạn ăn rất tốt, nghỉ ngơi đều nhưng vẫn sụt cân hoặc không lên được ký, thì nên kiểm tra sức khỏe tổng quát. Một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, tiểu đường, viêm ruột, nhiễm ký sinh trùng, bệnh gan, cường giáp, cũng có thể khiến cơ thể không giữ được chất dinh dưỡng.

Dấu hiệu đáng chú ý:

  • Gầy nhanh bất thường
  • Tim đập nhanh, da khô, tóc rụng
  • Đi tiêu nhiều lần/ngày

Trong trường hợp này, tăng cân không thể bằng cách ăn nhiều mà cần chữa trị tận gốc căn nguyên y khoa.

Làm gì khi mãi không tăng cân? Giải pháp từ sâu bên trong

Khi hiểu rõ nguyên nhân, việc cải thiện cân nặng không còn là điều quá khó. Điều quan trọng nhất là không tìm kiếm phương pháp tăng cân cấp tốc, mà nên lựa chọn giải pháp an toàn, bền vững, từ sâu bên trong.

  • Tái tạo hệ tiêu hóa: Bắt đầu từ việc chăm sóc đường ruột, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ như rễ đinh lăng, hoài sơn, bạch truật, cam thảo. Đây đều là những thảo dược giúp kiện tỳ, bổ trung, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Dinh dưỡng đúng, đủ, điều độ: Tính toán lượng calo cần nạp vào cơ thể, thêm 500kcal dư vào khẩu phần ăn để tạo dư năng lượng, giúp tăng cân. Ngoài ra nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, không nên uống trong khi ăn để tránh loãng dịch vị tiêu hóa
  • Kết hợp vận động nhẹ: Tập tạ nhẹ, yoga đi bộ 30 phút mỗi ngày để giúp chuyển hóa calo thành cơ. Vận động giúp ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc hơn, thúc đẩy quá trình phục hồi thể trạng
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cân: Sử dụng củ hoài sơn, bạch truật, lạc tiên, nụ tam thất để tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, phục hồi thể trạng.
Vì sao ăn quài nhưng không tăng cân?
Vì sao ăn quài nhưng không tăng cân?

Kết lại

Tùy vào từng thể trạng của mỗi người mà ăn nhiều vẫn không béo. Có rất nhiều nguyên nhân như rối loạn tiêu hóa, trao đổi chất quá nhanh, stress kéo dài hay bệnh lý tiềm ẩn khiến cơ thể không thể hấp thu chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Hiểu rõ nguyên nhân, điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, kết hợp thảo dược phù hợp sẽ giúp bạn lấy lại cân nặng mong muốn một cách tự nhiên và an toàn.

Đánh giá ngay tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *