Cúm Gà Có Lây Cho Người Không?

Cúm gà còn gọi là một loại chủng cúm A thường được lây nhiễm từ các loại gia cầm và chim hoang dã. Dạng cúm phổ biến là H5N1 – đây là dạng cúm phổ biến  nhất có thể gây chết cho chim và dễ dàng ảnh hưởng đến con người. Vậy thì bệnh cúm gà có lây cho người không? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cúm gà là gì?

  • Cúm gà hay còn gọi là cúm gia cầm. Có tên khoa học là Avian Influenza. Đây là loại bệnh cúm do virus  gây ra ở các loại gia cầm. Virus này được phát hiện lần đầu vào những năm 1900 tại Ý và hiện đã phát hiện trên toàn thế giới.
  • Có nhiều loại cúm khác nhau nhưng hầu hết là không lây nhiễm cho người. Loại chủng cúm gia cầm phổ biến tại các quốc gia Châu Á và Ấn Độ là H5N1. Loại chủng bệnh này khiến cho các loại chim mắc bệnh và gây tử vong ở động vật có vú. 
  • H5N1 là virus gia cầm đầu tiên lây sang người gây bệnh đầu tiên hay còn gọi là cúm gà. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Hồng Kông vào năm 1997 và nguyên nhân dẫn đến sụ bùng phát dịch bệnh do các vấn đề liên quan đến xử lý gia cầm bị nhiễm bệnh chưa tốt.
Cúm gà là gì?
Cúm gà là gì?

Cúm gà có lây sang người không?

Cúm gà không giống như cúm người vì rất khó lây sang người. Nhưng trên thực tế đã xuất hiện 1 số trường hợp nhiễm virus. Nhưng những trường hợp bị nhiễm H5N1 thường có liên quan đến việc tiếp xúc gia cầm bị nhiễm bệnh. Sau đây là 1 số nguyên nhân bị lây nhiễm bệnh cúm:

Bệnh cúm gà có lây sang người không?
Bệnh cúm gà có lây sang người không?
  • Tiếp xúc mầm bệnh qua đường ăn uống. Khi bạn ăn các món ăn được chế biến từ gia cầm chưa được nấu chín kỹ như tiết canh, trứng sống,…. Hoặc là bạn ăn phải thịt của gia cầm bị nhiễm bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh hoặc đã chết như là mua bán, sờ, giết mổ, vận chuyển,…
  • Lây truyền bệnh qua không khí như là các giọt bắn dịch tiết đường hô hấp của gia cầm mang bệnh hoặc hít phải không khí chứa từ phân gia cầm.
  • Tiếp xúc qua vật dụng bị lây nhiễm là nguyên nhân chính gây bệnh ở người. Thường sẽ lây nhiễm cho người bằng các cơ chế cơ học như qua các phương tiện quần áo, vận chuyển, giày dép.

Cúm gà có lây từ người sang người không?

  • Virus cúm gà không giống như là cúm ở người nên không thể lây lan từ người sang người. Nhưng với một số ít trường hợp thì khi tiếp xúc gần gũi với người bị cúm gà thì cũng có thể gây lây nhiễm sang người khác.
  • Ví dụ điểm hình là vào năm 2006 ở Indonesia thì bệnh cúm gà đã lây cho 8 người trong 1 gia đình. Trong số 8 người thì đã có 7 người tử vong và không rõ chính xác điều này đã xảy ra như thế nào. Và trước đó thì các thành viên trong gia đình đã tiếp xúc với các loại chim bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng nhiễm bệnh cúm gà ở người 

  • Bệnh cúm gà sẽ có các triệu chứng gần giống với bệnh cảm cúm thông thường ở người như là: đau đầu, ho, sổ mũi, da khô nóng, người mệt mỏi, hắt xì,sốt,… Tuy nhiên thì dấu hiệu rõ rệt nhất để biết bạn có bị cúm gà hay không là: tình trạng suy hô hấp.
  • Tùy theo mức độ nhiễm trùng đường hô hấp thì người bệnh có thể mắc các chứng bệnh suy hô hấp như là: viêm phổi, khó thở, ho nặng,…
  • Tùy theo từng chủng virus nên sẽ xuất hiện 1 số triệu chứng khác như là các bệnh về đường tiêu hóa hoặc là tình trạng viêm não ở nhiều mức độ khác nhau.
  • Và có nhiều trường hợp bị biến chứng mạnh và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong
Triệu chứng của bệnh cúm gà
Triệu chứng của bệnh cúm gà

Giai đoạn phát triển bệnh cúm gà như thế nào?

Để phát triển thành bệnh cúm hoàn toàn thì cần có 1 thời gian theo từng giai đoạn bệnh. Sau đây là từng giai đoạn phát triển bệnh cúm gà:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi tiếp xúc mầm bệnh thì virus sẽ ủ bệnh trong từ 2 – 5 ngày. Đây là khoảng thời gian mà virus H5N1 tiềm ẩn, chưa phát tác, chưa có dấu hiệu gì và chờ cơ hội bùng phát.
  • Giai đoạn khởi phát: Vào giai đoạn này thì bệnh nhân sẽ bị sốt cao, mệt mỏi toàn thân, đau nhức toàn thân, gây chán ăn,…. Đây là những dấy hiệu ban đầu cảnh cáo người bệnh sắp bước vào 1 giai đoạn bùng phát dữ dội của bệnh H5N1 với nhiều biến chứng phức tạp.
  • Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn cuối cùng và sẽ phát bệnh hoàn toàn thông qua các triệu chứng trong thời gian ủ bệnh. Triệu chứng rõ ràng nhất là: ho khan, ho có đờm, sốt cao kéo dài và có thể gây hôn mê, gây đau nhức toàn thân.

Phương pháp ngăn ngừa bệnh cúm gà 

Vào các mùa lễ hội thì việc sử dụng gia cầm tăng cao và các hoạt động buôn bán cũng gia tăng. Nhiều thương gia sẽ lợi dụng thời điểm này để bán những con gia cầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người người.

Và để không lây lan bệnh cúm gà sang người thì chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh qua phương pháp sau:

  • Không sờ tay hay chạm vào các loại gia cầm bị bệnh. Nếu bạn đã sờ và chạm vào gia cầm thì nên rửa tay bằng xà phòng ngay sau đó dù không biết là vật nuôi đó có bệnh hay không.
  • Không giết mổ gia cầm ốm, đã chết mà cần thông báo đến các cơ quan chức năng. Trong trường hợp giết mổ thì cần chuẩn bị những vật phòng hộ như là khẩu trang, găng tay. Lưu ý không tiếp xúc vào chất thải, lông hoặc máu của gia cầm.
  • Khi dọn dẹp chuồng trại và chăm sóc gia cầm thì cần đeo khẩu trang, găng tay.
  • Không mua bán, vận chuyển, tiêu thụ những loại gia cầm không rõ nguồn gốc.
  • Các bạn cần đảm bảo ăn chín uống sôi, sơ chế để đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • Không tiếp xúc với người nhiễm bệnh cúm gà. Các bạn cần đeo khẩu trang và rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh. Không dùng chung đồ với người bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ như là rửa tay chân mỗi ngày 2 – 3 lần, tắm rửa sạch sẽ. Sát khuẩn và súc họng hàng ngày.
  • Đến bệnh viện ngày để điều trị khi có biểu hiện bệnh và biến chứng bệnh nặng.
5/5 - (4 Lượt đánh giá)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *