Tạp Chí Sức Khỏe
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm ở tuổi 30 bạn cần biết
Nội dung bài viết
Trước đây ta cứ nghĩ đột quỵ thường xảy ra ở những người cao tuổi do máu không đẩy kịp lên não. Suy nghĩ ấy có thể khiến bạn đánh mất cơ hội sống của chính mình. Ngày nay đột quỵ ở giới trẻ ngày càng gia tăng, khi áp lực công việc, lối sống thiếu vận động, stress kéo dài đã âm thầm khiến cơ thể bạn bị suy nhược. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết cơn đột quỵ sớm ở tuổi 30, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Đột quỵ không còn là căn bệnh của tuổi già
Đột quỵ từng được xem là một căn bệnh tử đối với tuổi già, gắn liền với những người có tiền sử liên quan đến huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch. Nhưng giờ đây, nghiên cứu khoa học dần phát triển đã cho thấy xu hướng đột quỵ tuổi 30 đang gia tăng báo động.
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca đột quỵ ở người dưới 40 tuổi đã tăng hơn 40% trong 2 thập kỷ qua. Trong đó, độ tuổi từ 30 đến 39 chiếm phần lớn. Tại Việt Nam, những ca nhập viện vì đột quỵ tuổi 30 không còn xa lạ tại các bệnh viện lớn, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Đây là nơi tập trung nhiều công nhân viên, nơi mà áp lực công việc, thói quen sinh hoạt thiếu điều độ trở thành yếu tố hàng đầu gây ảnh hưởng đến não bộ.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó chính là do lối sống sinh hoạt quá nhanh, buông thả bản thân, sử dụng nhiều rượu bia, thiếu ngủ kéo dài, luôn ép bản thân chịu áp lực từ cuộc sống, điều này dẫn đến stress kéo dài. Bên cạnh đó, việc không khám sức khỏe định kỳ cũng khiến nhiều người bỏ lỡ cơ hội vàng để cấp cứu kịp thời.
Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm
Nếu bạn đang ở tuổi 30 và thường xuyên có những dấu hiệu bất thường sau đây, đừng chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu sớm của đột quỵ
Không ít người trẻ trải qua các biểu hiện mơ hồ, thường xuất hiện như choáng váng, đau đầu thường xuyên, đột ngột khó thở. Bạn thường hay chủ quan và nghĩ rằng đây chỉ là dấu hiệu của áp lực, mệt mỏi, thiếu ngủ. Rất có thể đây là những triệu chứng ban đầu của đột quỵ,
Đột quỵ ở tuổi 30 thường mờ nhạt, do sức đề kháng và thể lực vẫn còn khỏe, dấu hiệu không rõ ràng như người lớn tuổi. Chính vì điều này khiến nhiều người bỏ qua tình trạng sức khỏe của bản thận đang suy yếu. Một số biểu hiện điểu hình như:
- Tê rần đột ngột vùng mặt, tay hoặc chân
- Nói ngọng, phát âm khó khăn trong một khoảng thời gian
- Mất thị lực đột ngột nhưng để tự hết
- Mất thăng bằng, chóng mặt không rõ nguyên nhân
- Nhức đầu dữ dội, đột ngột như búa bổ
Điều đáng lo ngại sau những triệu chứng này là chỉ trong vài phút hoặc vài giờ, cơn đột quỵ có thể khiến não bị tổn thương vĩnh viễn. Các tế bào thần kinh chết đi, mọi nỗ lực hồi phục sau đó đều rất khó khăn.

Những ai dễ mắc đột quỵ ở tuổi 30
Không ai miễn nhiễm với đột quỵ, những đối tượng sau đây đang nằm trong vùng rủi ro mà không hề hay biết.
- Dân văn phòng ngồi lâu, ít vận động, dùng nhiều thức ăn nhanh, stress áp lực cao
- Người có thói quen hay hút thuốc, uống rượu bia thường xuyên, ngủ không đủ giấc
- Người béo phì và thừa cân nhiễm mỡ máu, cholesterol cao, huyết áp không ổn định
- Người có bệnh nền di truyền về cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch
- Người lạm dụng nhiều chất kích thích, thuốc giảm cân
Tuy nhiên nhiều trường hợp đột quỵ xảy ra ở những người không nằm trong nhóm bệnh trên. Họ hoàn toàn khỏe mạnh bên ngoài, nhưng bên trong lại tiềm ẩn nguy cơ mạch máu não bị tổn thương từ những thói quen nhỏ nhặt hằng ngày.
Nên làm gì để ngăn chặn đột quỵ tuổi 30?

Các triệu chứng đột quỵ xảy ra rồi mới phòng tránh thì đã muộn. Từ bây giờ, hãy thay đổi từng thói quen nhỏ hằng ngày để bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn đang trong độ tuổi 25-30 hãy ghi nhớ những biện pháp dưới đây để cải thiện sức khỏe cuộc sống:
Ăn uống khoa học
- Hạn chế chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, nội tạng động vật
- Tăng cường dùng rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cá béo như cá hồi, cá thu
- Uống đủ nước, hạn chế dùng caffein và rượu bia
Tập thể dục đều đặn
- Thường xuyên tập thể dụng nhẹ nhàng như yoga, thiền định, hít thở sâu để giảm áp lực
- Chia thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức
- Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thời gian phục hồi
Khám sức khỏe định kỳ
- Kiểm tra huyết áp, đường huyết thường xuyên
- Đặc biệt nếu có tiền sử người thân mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao
Đừng để tuổi trẻ qua mau do những thói quen xấu
Đột quỵ tuổi 30 là một sự thật đáng báo động nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bạn nhận thức rõ ràng và hành động kịp thời. Đừng để sự chủ quan của tuổi trẻ biến bạn trở thành nạn nhân tiếp theo của căn bệnh này. Hãy quan sát cơ thể, điều chỉnh lối sống, và tạo cho mình một hệ miễn dịch mạch máu vững chắc từ hôm nay. Sức khỏe không phải là điều bạn có thể trì hoãn, đặc biệt khi bạn vẫn đang ở tuổi 30
