Nguy hiểm khôn lường: Ăn lòng heo có thể nhiễm giun sán nếu sơ chế không kỹ

Lòng heo là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt, xuất hiện từ bữa cơm gia đình, quán nhậu cho đến những quán ăn sáng bình dân bên ngoài. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lòng heo nếu không được làm sạch và chế biến đúng cách, thì khi ăn lòng heo có thể nhiễm giun sán, và nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm. Vậy khi ăn lòng heo nhiễm giun sán bạn sẽ gặp phải những nguy hiểm gì ? Bạn cùng với THAPHACO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao ăn lòng heo lại nhiễm giun sán ?

  • Lòng heo là thuật ngữ dân gian dùng để chỉ toàn bộ hệ thống ruột và nội tạng tiêu hóa của con heo như ruột non, ruột già, dạ dày, bao tử. Đây là một món ăn phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, từ các món luộc, xào, nướng cho đến nấu cháo hay lẩu.
  • Tuy nhiên, vì là bộ phận tiêu hóa, lòng heo cũng chính là nơi dễ tích tụ chất thải, vi khuẩn và đặc biệt là ký sinh trùng nếu không được làm sạch kỹ. Nhiều trường hợp ăn lòng heo nhiễm giun sán nhưng không hề hay biết, bởi các trứng giun, ấu trùng thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này càng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh nếu người tiêu dùng chủ quan với cách chế biến.
  • Vậy vì sao ăn long heo nhiễm giun sán ? Lòng heo – là phần ruột và nội tạng hỗ trợ tiêu hóa – chính là nơi các ký sinh trùng như giun, sán cư trú lâu dài vì đây là môi trường giàu chất dinh dưỡng, độ ẩm cao. Trong quá trình giết mổ heo thì cần làm sạch tất cả nội tạng, nếu không được vệ sinh đúng chuẩn, trứng giun hoặc ấu trùng sán sẽ còn tồn tại bám vào lòng heo. Vì khi lòng heo không được rửa sạch, khử mùi và đun nấu kỹ, người ăn rất dễ bị nhiễm giun sán từ chính món ăn tưởng chừng thơm ngon, vô hại này.
Vì sao ăn lòng heo có thể bị nhiễm giun sán ?
Vì sao ăn lòng heo có thể bị nhiễm giun sán ?

Chế biến sai cách có thể khiến lòng heo trở thành ” ổ bệnh “

Tuy lòng heo là một món ngon được nhiều người yêu thích nhưng nếu bạn chế biến lòng heo sai cách, không đảm bảo quy tắc VSATTP thì bạn có thể biến món ăn này thành ” ổ giun sán “. Vậy những sai lầm nào thường gặp khi chế biến lòng heo:

Chỉ rửa lòng heo sơ qua với nước lạnh

  • Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần rửa lòng bằng nước sạch là đủ. Tuy nhiên, điều này không thể loại bỏ chất nhầy, trứng giun hoặc vi khuẩn bám trên thành ruột. Đây là sai lầm nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ ăn lòng heo nhiễm giun sán.

Không làm sạch mặt trong của lòng heo

  • Lòng heo có hai mặt: mặt ngoài và mặt trong. Nếu không lộn lòng để rửa kỹ mặt trong – nơi tiếp xúc trực tiếp với chất thải – thì vi khuẩn và ký sinh trùng vẫn còn nguyên vẹn. Khi ăn vào có thể bị nhiễm giun sán và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi làm sạch lòng heo bằng giấm hoặc muối nhưng không bóp kỹ

  • Dù bạn đã dùng giấm, muối để làm sạch nhưng nếu không bóp thật kỹ và xả nhiều lần thì mùi hôi, chất dơ và vi sinh vật gây bệnh vẫn tồn tại ở bên trong thành ruột của lòng. Việc làm này chỉ tạo cảm giác sạch cho bạn chứ thực phẩm chưa thực sự sạch.

Luộc chưa chín hoặc trụng nước sôi sơ qua

  • Một số người chỉ luộc lòng sơ hoặc trụng nước sôi vài giây để giữ độ dai, giòn. Nhưng điều này khiến trứng giun sán chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng nhiễm giun sán từ lòng heo.

Ăn lòng tái, gỏi lòng ở quán vỉa hè

  • Gỏi lòng hoặc lòng tái chanh là món khoái khẩu của nhiều người nhưng  việc ăn nội tạng tái, sống có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng không bị tiêu diệt nếu không qua nhiệt độ đủ cao. Hãy chọn nấu chín kỹ càng trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

=> Những sai lầm trong khâu sơ chế và chế biến lòng heo tưởng như vô hại, nhưng đây lại là bước quan trọng trước khi chế biến để giúp bạn có thể chế biến món ăn thom ngon, bổ dưỡng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hãy thay đổi thói quen để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Những sai lầm khi sơ chế lòng heo dễ bị nhiễm giun sán
Những sai lầm khi sơ chế lòng heo dễ bị nhiễm giun sán

Cảnh báo nguy hiểm khi ăn lòng heo bị nhiễm giun sán

Việc ăn lòng heo không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là lòng chưa làm sạch và chưa nấu chín kỹ, có thể đưa hàng triệu trứng giun, ấu trùng sán vào cơ thể.

Khi các ký sinh trùng này sinh sôi, phát triển trong ruột hoặc thậm chí di chuyển sang các cơ quan khác, chúng gây ra hàng loạt triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng mà người bệnh thường không hề hay biết.

Sau đây là một số triệu chứng và biến chứng khi ăn phải lòng heo đã nhiễm giun sán:

Những triệu chứng khi bị nhiễm giun sán từ lòng heo:

  • Đau bụng âm ỉ, đầy hơi, chướng bụng: Xuất hiện nhiều vào ban đêm hoặc sau khi ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày, hoặc xen kẽ tiêu chảy và táo bón.
  • Ngứa hậu môn, đặc biệt vào buổi tối: Có thể kèm theo hiện tượng thấy sán hoặc giun nhỏ trong phân.
  • Mất ngủ, mệt mỏi, giảm trí nhớ: Do cơ thể thiếu dưỡng chất bởi ký sinh trùng hấp thu dinh dưỡng từ ruột.
  • Dị ứng, nổi mẩn, mề đay không rõ nguyên nhân: Phản ứng của cơ thể với độc tố do ký sinh trùng tiết ra.
Triệu chứng khi ăn lòng heo nhiễm giun sán
Triệu chứng khi ăn lòng heo nhiễm giun sán: Nổi mẫn đỏ

Những biến chứng nguy hiểm khi nhiễm giun sán 

  • Suy dinh dưỡng nghiêm trọng: Cơ thể bị hút mất protein, vitamin, khoáng chất dẫn đến mệt mỏi, chậm lớn ở trẻ.
  • Thiếu máu mãn tính: Đặc biệt khi nhiễm giun móc hoặc giun tóc.
  • Tắc ruột, viêm ruột, viêm đường mật: Do sán lớn làm tắc ống tiêu hóa hoặc túi mật.
  • Sán dây chui lên não (neurocysticercosis): Gây co giật, động kinh, mất trí nhớ, thậm chí tử vong nếu không can thiệp y tế.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường sau khi ăn lòng heo – đặc biệt là khi ăn ở quán lề đường, gỏi tái, chưa được nấu kỹ – chính là cách để bạn phòng tránh những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng cho bản thân và gia đình.

Biến chứng khi ăn lòng heo nhiễm giun sán
Biến chứng khi ăn lòng heo nhiễm giun sán

Ngăn ngừa nhiễm giun sán khi ăn lòng heo

Lòng heo là món ăn phổ biến, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe nếu không được sơ chế và chế biến đúng cách. Để vừa thưởng thức trọn vẹn hương vị vừa bảo vệ bản thân khỏi các loại giun sán nguy hiểm, người tiêu dùng cần nắm rõ các bước làm sạch và lựa chọn địa điểm ăn uống an toàn.

Sơ chế lòng heo đúng cách

  • Bước 1: Làm sạch bằng muối hạt, giấm và rượu trắng – đây là ba nguyên liệu sát khuẩn tự nhiên, giúp loại bỏ mùi hôi và phần nhớt bám bên ngoài.
  • Bước 2: Lộn mặt trong lòng heo – Phải lộn kỹ toàn bộ lòng để vệ sinh bên trong, vì đây là nơi chứa nhiều cặn bẩn, vi khuẩn và trứng giun.
  • Bước 3: Rửa nhiều lần với nước sạch – Bóp muối kỹ, xả nhiều lần cho đến khi nước trong và lòng không còn nhớt.
  • Bước 4: Trụng sơ bằng nước sôi, sau đó luộc chín hoàn toàn – Đây là bước quan trọng để tiêu diệt hoàn toàn ấu trùng giun sán. Lòng cần được nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian đủ dài (ít nhất 15 phút).

Nguyên tắc khi ăn lòng heo ở quán

  • Tuyệt đối không ăn lòng heo tái, chín hồng, lòng trần sơ – Dù có vẻ sạch và giòn nhưng không đảm bảo diệt hết ký sinh trùng.
  • Chỉ ăn tại các hàng quán có uy tín, vệ sinh và nguồn gốc rõ ràng – Quán ăn nên có chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc cơ sở chế biến hợp vệ sinh.
  • Quan sát kỹ cách chế biến – Tránh các quán dùng chung nước trụng hoặc để lòng ngoài không khí lâu.
  • Nếu nghi ngờ lòng heo có mùi lạ, màu tái xanh hoặc không được nấu kỹ, tuyệt đối không nên ăn dù đã được “hâm nóng” lại. Nhiệt độ không đủ sẽ không diệt được trứng giun sán.

Kết Luận: Đừng Để “Giun Sán” Đồng Hành Trong Bụng Bạn!

Ăn lòng heo không xấu, nhưng cách ăn mới quyết định mức độ an toàn. Hãy nhớ, giun sán là kẻ âm thầm, chúng sống trong ta rất lâu trước khi bộc lộ.

Để giữ trọn hương vị món ngon truyền thống này, bạn nhất định phải trở thành người ăn có kiến thức, và nói không với ăn lòng heo nhiễm giun sán!

Đánh giá ngay tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *