Tại Sao Người Đau Dạ Dày Thường Bị Hôi Miệng?

Bạn thường xuyên cảm thấy hơi thở có mùi dù vệ sinh răng miệng rất kỹ? Rất có thể nguyên nhân nằm sâu trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ mối liên hệ giữa đau dạ dày và hôi miệng, từ đó tìm ra giải pháp cải thiện an toàn, tự nhiên và hiệu quả.

Hôi miệng do những nguyên nhân nào
Hôi miệng do những nguyên nhân nào

Hôi miệng gây mất tự tin khi giao tiếp

Hôi miệng tưởng chừng như các chứng bệnh liên quan đến răng miệng, nhưng thực chất đây còn là nguyên nhân gây ra từ bệnh dạ dày. Nhiều người chia sẻ rằng họ ngại nói chuyện, mất tự tin khi giao tiếp, thậm chí còn cảm thấy lo âu trong những buổi họp quan trọng chỉ vì hơi thở có mùi.

Tình trạng hôi miệng kéo dài khiến người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn, càng tự ti, càng thu mình lại.Việc điều trị sai hướng khiến tình trạng không cải thiện mà thậm chí còn kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh. Cùng tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này ngay sau đây để hiểu rõ hơn về chứng môi miệng có liên quan tới bệnh dạ dày hay không.

Mối liên quan giữ đau dạ dày và bệnh hôi miệng

Bạn đã từng nghe đến mối liên hệ giữ đau dạ dày và tình trạng môi miệng? Điều này tưởng chừng không liên quan nhưng lại được nhiều nghiên cứu y học xác nhận.

Người bị đau dạ dày thường có biểu hiện như: trào ngược dạ dày do acid, ợ hơi, ợ chua, thức ăn tiêu hóa kém, khiến dịch tiêu hóa hoạt động kém. Vi khuẩn và khí trong dạ dày dễ bị đẩy ngược lên thực quản, từ đó thoát ra miệng gây hôi miệng, xuất hiện mùi khó chịu.

Ngoài ra, do môi trường dạ dày bị mất cân bằng khiến vi khuẩn Helicobacter (gọi là vi khuẩn HP) phát triển mạnh. Vi khuẩn HP không chỉ gây viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản mà còn góp phần tạo ra hợp chất lưu huỳnh dễ dàng bay hơi, đây chính là nguyên nhân tạo ra mùi hôi dai dẳng trong khoang miệng.

Đặc biệt đối với những người thường ăn đồ cay nóng, dầu mỡ gây khó tiêu, hay do dùng nhiều thuốc giảm đau, tình trạng stress kéo dài.Từ đó dễ bị rối loạn dạ dày, phát sinh ra chứng hôi miệng mà khó nhận ra là do vấn đề nằm ở hệ tiêu hóa.

Hôi miệng do dạ dày suy yếu
Hôi miệng do dạ dày suy yếu

Những loại bệnh dạ dày dễ gây hôi miệng nhất

Không phải bệnh dạ dày nào cũng gây hôi miệng, nhưng có một số dạng đặc biệt dễ ảnh hưởng đến hơi thở, bao gồm:

  • Trào ngược dạ dày: Khi dịch vị acid trong dạ dày liên tục trào ngược lên thực quản, người bệnh thường cảm thấy đắng miệng, chua miệng, nóng rát ở cổ họng và đặc biệt là hơi thở có mùi rất khó chịu
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Tổn thương lớp niêm mạc khiến việc tiêu hóa diễn ra không hiệu quả dẫn đến khí tích tụ, ức chế quá trình làm sạch miệng tự nhiên, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.
  • Nhiễm vi khuẩn HP: Loại vi khuẩn này là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh dạ dày, đây cũng là thủ phạm sản xuất các hợp chất bay hơi tạo mùi hôi trong hơi thở
  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Khi hệ tiêu hóa suy yếu, thức ăn không được tiêu hóa hết, điều này dẫn tới thức ăn lên men trong dạ dày, tạo ra mùi hôi đặc trưng và ợ ra hơi thở có mùi tanh.

Những loại thảo dược hỗ trợ giảm hôi miệng và cải thiện bệnh dạ dày

Thay vì chỉ dùng các biện pháp tạm thời như nước súc miệng, xịt thơm miệng hay các thuốc dùng kháng acid, bạn có thể tìm đến giải pháp từ thảo dược Đông y, an toàn lành tính và cải thiện từ gốc.

Trà dây

Đây là loại trà có chứa flavonoid và tanin, có tác dụng kháng viêm, làm lành tổn thương ở dạ dày, đồng thời làm giảm trào ngược và ức chế vi khuẩn HP. Từ đó hơi thở được cải thiện rõ rệt, do hệ tiêu hóa không còn bị tổn thương.

Chè dây khô
Chè dây khô

Cam thảo

Cam thảo làm dịu niêm mạc dạ dày, giúp trung hòa aicd, hỗ trợ giảm cảm giác nóng rát, ợ chua, đồng thời thanh lọc hơi thở, giúp răng miệng thơm mát, không còn mùi.

Gừng và nghệ

Đây là hai loại gia vị nổi tiếng và quen thuộc, có khả năng kích thích hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi và khó tiêu, chướng bụng, đồng thời có khả năng ức chế vi khuẩn, làm sạch hơi thở từ sâu bên trong.

Lá bạc hà

Không chỉ giúp hơi thở thơm mát, bạc hà còn có đặc tính kháng khuẩn nhẹ, hỗ trợ điều trị viêm miệng, viêm họng. Đây là những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.

Cây Bạc Hà Sấy Khô Tại Tấn Phát
Cây Bạc Hà Sấy Khô Tại Tấn Phát

Hương nhu, ngải cứu, vỏ quế

Những loại thảo dược hương nhu, vỏ quế, ngải cứu, có tinh dầu và mùi thơm đặc trưng, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, sát khuẩn đường tiêu hóa, đồng thời để lại mùi thơm trong khoang miệng dễ chịu.

Tóm lại

Hôi miệng không chỉ là căn bệnh, mà còn có thể là tín hiệu cảnh báo của hệ tiêu hóa đang suy yếu, đặc biệt là ở dạ dày. Trào ngược acid, viêm loét, vi khuẩn HP,… đều là những yếu tố làm hơi thở trở nên khó chịu, gây ảnh hưởng đến giao tiếp, công việc và cuộc sống hàng ngày.

Thay vì che giấu tạm thời bằng kẹo thơm hay nước súc miệng, hãy tìm cách giải quyết từ bên trong: điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và kết hợp các loại thảo dược tự nhiên như trà dây, cam thảo, nghệ, bạc hà… để cải thiện cả dạ dày và hơi thở một cách bền vững.

Đánh giá ngay tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *