Tạp Chí Sức Khỏe
Dấu hiệu ngầm báo động con bạn đang bị thiếu hụt dinh dưỡng
Nội dung bài viết
Bạn có đang lo lắng về sự phát triển của con mình? Có phải bạn cảm thấy con mình thường xuyên gặp những vấn đề về sức khỏe mà không hiểu nguyên nhân do đâu? Nếu thật sự là như thế thì đây có lẽ là “tín hiệu ngầm” cảnh báo rằng trẻ đang bị thiếu hụt dinh dưỡng. Và với vai trò là một chuyên gia dinh dưỡng, THAPHACO sẽ giúp ác bật phụ huynh nhận diễn rõ ràng những dấu hiệu này và cảnh báo về mức độ nguy hiểm nếu bạn không can thiệp kịp thời.
Những biểu hiện cảnh báo con bạn đang bị thiếu hụt dinh dưỡng
1. Trẻ con không tăng cân hoặc chiều cao không tăng dù ăn uống bình thường
Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng con ăn đủ bữa, đủ lượng là đủ, nhưng thực tế, việc không tăng cân hoặc chững chiều cao trong thời gian dài (từ 3-6 tháng) dù chế độ ăn uống không giảm, thậm chí có vẻ vẫn “ăn ngon miệng”, là một “báo động đỏ”.
Theo chuyên gia đó là vì: Cơ thể con trẻ cần một lượng lớn protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất để xây dựng tế bào, mô, xương và cơ bắp. Khi thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng này, đặc biệt là protein, canxi, vitamin D, K2 và kẽm, quá trình tăng trưởng sẽ bị đình trệ. Mặc dù con vẫn ăn, nhưng nếu thực phẩm thiếu đa dạng, mất cân bằng hoặc khả năng hấp thu kém, cơ thể sẽ không thể sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng nạp vào, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thể ẩn hoặc thấp còi. Về lâu dài, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm vóc, trí tuệ và sức khỏe tổng thể khi trưởng thành.

2. Da, tóc, móng tay có dấu hiệu kỳ lạ
Quan sát vẻ bề ngoài của trẻ cũng là một cách để nhận biết tình trạng dinh dưỡng. Nếu bạn nhận thấy da con khô ráp, xanh xao, thiếu sức sống; tóc xơ, dễ gãy rụng, mỏng và không bóng mượt; móng tay giòn, dễ gãy, xuất hiện các vệt trắng hoặc sọc ngang, đây là những “lời mách bảo” từ cơ thể.
Theo nghiên cứu đó là vì: Da, tóc và móng tay là những “gương mặt” phản ánh tình trạng dinh dưỡng. Chúng được cấu tạo chủ yếu từ protein và cần một lượng lớn các vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, E, biotin (vitamin B7), kẽm, sắt và axit béo thiết yếu để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp. Thiếu hụt bất kỳ dưỡng chất nào kể trên đều có thể dẫn đến các vấn đề về da, tóc, móng. Đặc biệt, tình trạng da xanh xao thường liên quan đến thiếu máu do thiếu sắt, một vấn đề khá phổ biến ở trẻ em.
3. Tâm trạng mệt mỏi và thường xuyên mất tập trung
Trẻ em vốn hiếu động và tràn đầy năng lượng. Nếu con bạn đột nhiên trở nên thường xuyên uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống, và đặc biệt là gặp khó khăn trong việc tập trung học tập hay vui chơi, đây có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt năng lượng và các vi chất quan trọng.
Các chuyên gia phân tích: Não bộ và hệ thần kinh trung ương là những cơ quan tiêu thụ năng lượng cực lớn. Khi cơ thể thiếu hụt các vitamin nhóm B, sắt, magie, hoặc omega-3, quá trình chuyển hóa năng lượng bị suy giảm, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy lên não; thiếu sắt có thể gây ra thiếu máu, làm giảm khả năng tập trung, ghi nhớ và tư duy. Mất tập trung kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn khiến trẻ mất đi niềm vui trong các hoạt động thường ngày.

4. Sức khỏe bị suy giảm và dễ mắt bệnh vặt
Nếu con bạn thường xuyên bị cảm cúm, ho, sốt vặt? Hay việc làm lành các vết thương sẽ lâu hơn bình thường rất nhiều. Đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy hệ miễn dịch của con trẻ đang bị suy yếu, và dinh dưỡng là thức đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng hàng rào bảo vệ của cơ thể.
Theo nghiên cứu và giải thích của các chuyên gia: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh cần được “nuôi dưỡng” bằng đầy đủ các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, vitamin C, vitamin D, kẽm và selen là những “chiến binh” quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng. Khi thiếu hụt các vi chất này, khả năng chống chọi với virus, vi khuẩn của cơ thể giảm sút, khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng thông thường, bệnh kéo dài hơn và khó hồi phục hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gián đoạn quá trình học tập và vui chơi của trẻ.
5. Trẻ dễ bị mất ngủ và hay bị giật mình vào ban đêm
Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu con bạn khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, hay giật mình và thức giấc giữa đêm, đây có thể là một dấu hiệu khác của sự mất cân bằng dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia: Giấc ngủ ngon liên quan mật thiết đến sự sản xuất hormone melatonin và sự thư giãn của hệ thần kinh. Thiếu hụt magie, canxi và một số vitamin nhóm B có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, làm tăng tình trạng lo âu, căng thẳng, khiến trẻ khó ngủ sâu. Magie đặc biệt quan trọng trong việc thư giãn cơ bắp và hệ thần kinh, giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn. Giấc ngủ không đủ hoặc không chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi năng lượng, học hỏi và phát triển của não bộ.

6. Tâm trạng thất thường và dễ thay đổi
Cha mẹ thường chủ quan khi mà nghĩ rằng tâm trạng của con trẻ thay đổi thất thường có thể là do các hoạt động thường ngày ảnh hưởng tuy nhiên thực tế thì ngược lại, tâm trạng thất thường có liên hệ mật thiết đối với dinh dưỡng. Vì nếu con trẻ dễ buồn bả, nổi cáu, tâm trạng thay đổi liên tục thì tốt nhất bạn nên xem lại chế độ ăn uống của trẻ.
Vì sao lại như vậy: Các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tâm trạng, được tổng hợp từ các axit amin và cần sự tham gia của vitamin nhóm B (B6, B9, B12) và magie. Khi cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất này, sự cân bằng hóa học trong não có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến những rối loạn về cảm xúc. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của một chế độ ăn uống cân bằng không chỉ cho thể chất mà còn cho sức khỏe tinh thần và cảm xúc của trẻ.
Lời khuyên từ các chuyên gia
Nếu bạn nhận thấy con bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì đừng chần chừ mà hãy hành động ngay:
- Hãy rà soát và điều chỉnh chế độ ăn uống của con trẻ
- Thường xuyên bổ sung trái cây và rau xanh
- Nếu cơ thể suy nhược kéo dài hãy tìm đến bác sĩ
- Thường xuyên theo dõi sự phát triển của con trẻ để can thiệp ngay khi cần thiết