Đời Sống
Chỉ Số Bụi Mịn PM2.5 Ở TP.HCM Đạt Mức Cảnh Báo – Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe
Nội dung bài viết
Trong những ngày gần đây, chỉ số bụi mịn PM2.5 ở TP.HCM đã đạt ngưỡng cảnh báo, gây lo ngại về ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề báo động tại khu vực đô thị lớn này. Vậy bụi mịn PM2.5 là gì, tác hại như thế nào, và chúng ta có thể làm gì để bảo vệ bản thân? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây.
Không khí tại TP.HCM hiện nay
Những ngày đầu tháng 12, không khí lạnh ùa về tại TP.HCM nhưng không còn se lạnh như những năm trước. Nhiều nơi thành phố liên tục xuất hiện sương mù nhưng lại không quá lạnh, chứng tỏ nồng độ bụi mịn vượt mức cho phép của sức khỏe.
Người dân ở TP.HCM đón ngày mới với nhiệt độ thấp khoảng 25-26 độ C, sương mù dày đặc che chắn tầm nhìn, nhưng cảm nhận của người dân lại không quá lạnh. Chứng tỏ chất lượng không khí nơi đây đang bị ô nhiễm ở mức đáng báo động.
Theo chỉ số quan sát trên IQAir cho thấy nhiều khu vực tại TP.HCM có điểm đo ô nhiễm không khí ở mức cao, nồng độ bụi mịn ở khoảng PM2.5 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tới hệ hô hấp và tim mạch.
Chỉ số bụi mịn PM2.5 tại TP.HCM cao gấp 13,7 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hằng năm của WHO.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, hiện nay không khí lạnh có cường độ suy yếu. Gió Đông Bắc trên vùng biển phía Đông của suy yếu dần. Hiện nay mùa mưa tại Nam Bộ đã kết thúc và chuyển sang thời tiết hanh khô vào đầu tháng 12 này.
Tác hại của bụi mịn PM2.5 ảnh hưởng đến sức khỏe
Bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi siêu nhỏ, có kích thước dưới 2.5 micromet, nhỏ hơn rất nhiều so với sợi tóc con người. Do kích thước nhỏ, bụi có khả năng xâm nhập sâu vào cơ thể một cách dễ dàng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp và tim mạch, gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe:
- Gây bệnh về hô hấp: PM2.5 có thể gây ra nhiều vấn đề về hệ hô hấp như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản và làm nặng thêm các triệu chứng hê hô hấp mãn tính như hen suyễn hay phổi tắc nghẽn mãn tính. Nếu không có cách khắc phục sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
- Tác động đến tim mạch: Bụi mịn khi vào máu có thể gây xưng huyết đông, cao huyết áp và làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây ra các vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau ngực,.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Bụi PM2.5 có thể làm tăng tỷ lệ viêm nhiễm trong cơ thể, gây suy giảm khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và các bệnh truyền nhiễm.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện: Tiếp xúc lâu với không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ ung thư phổi và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Ngoài ra người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng đến đau đầu, mệt mỏi, nghẹt mũi, mất năng lượng.
Những cách ngăn cản bụi mịn xâm nhập vào cơ thể
Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng từ bụi mịn, bạn có thể áp dụng một số một số biện pháp sau đây để bảo vệ sức khỏe:
- Khi đi ra đường hạn chế những lúc đường đông để tránh những khói bụi từ phương tiện giao thông, tránh khu vực thường xuyên ô nhiễm như khu công nghiệp, đường cao tốc,…
- Sử dụng khẩu trang lọc bụi, chọn loại khẩu trang chuyên dụng như N95 để bảo vệ hệ hô hấp tốt hơn khi di chuyển ngoài đường.
- Trong tình trạng không khí đang bị ô nhiễm, hạn chế sử dụng kính áp tròng vì đôi mắt là nơi dễ tiếp xúc với bụi bẩn nhất
- Nên rửa sạch tay chân sau khi về nhà để tránh bụi bẩn tiếp xúc vào mắt, mũi, miệng
- Trồng cây xanh quanh nhà để hỗ trợ trao đổi không khí tốt hơn, tạo môi trường sống lành mạnh, thoáng đãng
- Kết hợp tập luyện thể dục để nâng cao sức đề kháng, ăn nhiều loại vitamin, khoáng chất, protein để tăng cường sức khỏe cơ thể.
- Khuyến khích mọi người tham gia giảm thiểu nguồn rác thải như sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp.
Tổng kết
Không khí ở TP.HCM đang ở mức báo động, vì thế chúng ta cần có ý thức bảo vệ không khí chung cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân mình. Tạo môi trường xanh, sạch để tạo nên một môi trường sống trong lành, mang đến nhiều điều tích cực cho sức khỏe.