Nhiều người tự nhận là mắc hội chứng ADHD – Vậy ADHD là gì ?

Khi kỷ nguyên số ngày càng phát triển thì các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Tiktok ngày càng phổ biến. Hiện nay khi xem những video ngắn Tiktok và qua vài dòng miêu tả nhiều bạn trẻ tự nhận mình bị những căn bệnh tâm lý mà không qua chẩn đoán của bác sĩ và đặc biệt trong đó là bệnh ADHD. Rất nhiều người tự nhận mình bị ADHD chỉ dựa trên những biểu hiện như: thiếu chú ý, tăng động, không tập trung. Họ gắn cho mình cái nhãn “tôi bị ADHD” mà không qua bất kỳ kiểm tra y tế hay đánh giá chuyên môn nào. Vậy hôi chứng ADHD thực chất là gì? Tại sao càng nhiều người gắn mác mình với rối loạn này? Làm sao để phân biệt giữa sự mất tập trung thông thường và một chứng bệnh cần can thiệp y tế? Bạn cùng với THAPHACO tìm hiểu một cách đầy đủ và chính xác nhất qua bài viết dưới đây.

Vì sao nhiều người tự nhận bản thân mắc hội chứng ADHD ? Vậy ADHD là gì ?

Trong thời đại công nghệ hiện đại phát triển và y học cũng dần phát triển thì các chuyên gia y học trên toàn thế giới đã nghiên cứu ra nhiều bệnh lý thần kinh. Nhưng có một số bộ phận giới trẻ khi xem các video, mô tả ngắn triệu chứng trên mạng xã hội nhiều người vội vàng gắn mác cho bản thân là mắc ADHD – nhưng liệu họ có thực sự hiểu ADHD là gì, hay đang bị cuốn vào một làn sóng ngộ nhận nguy hiểm? 

Hội chứng ADHD là gì ?

ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) – Rối loạn tăng động giảm chú ý – là một rối loạn thần kinh phát triển, thường xuất hiện từ thời thơ ấu và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nó ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và quản lý cảm xúc.

Ở một số trường hợp đặc biệt thì ADHD không được chẩn đoán cho đến độ tuổi trưởng thành. Các triệu chứng của tình trạng tăng động giảm chú ý ở người lớn thường không rõ ràng như là ở trẻ em. Ở người trưởng thành thì tình trạng bốc đồng có giảm nhưng họ vẫn phải đối diện với những cơn bốc đồng, bồn chồn và khó chú ý.

Theo DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – Phiên bản thứ 5), ADHD được chia thành 3 thể theo chẩn đoán lâm sàng như sau:

  1. Thể giảm chú ý (Predominantly Inattentive Type)
  2. Thể tăng động – bốc đồng chiếm ưu thế (Predominantly Hyperactive-Impulsive Type)
  3. Thể kết hợp của cả 2 thể còn loại (Combined Type)

Một nghiên cứu quy mô lớn đăng trên tạp chí The Lancet Psychiatry (2018) cho thấy, ADHD ảnh hưởng tới 5 – 7% trẻ em trên toàn thế giới và khoảng 2.5% người lớn vẫn giữ triệu chứng ở mức lâm sàng.

Hội chứng ADHD là gì ?
Hội chứng ADHD là gì ?

Vì sao nhiều người tự nhận mình bị ADHD?

Trong thời đại mạng xã hội, tự chẩn đoán ADHD đã trở thành trào lưu – nhưng chẩn đoán sai có thể dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần. Sau đây là một số nguyên nhân khiến cho nhiều người tự nhận mình mắc hội chứng ADHD:

Những thông tin ngắn lan truyền từ TikTok, Instagram, Facebook

  • Theo báo cáo từ Journal of Adolescent Health (2022), hơn 52% video TikTok liên quan đến ADHD cung cấp thông tin không chính xác. Nội dung thường nhấn mạnh các biểu hiện phổ quát như đãng trí, mơ mộng, chán nản, làm cho khán giả dễ nhầm lẫn giữa rối loạn tâm thần và cảm xúc thông thường.

Nhiều người muốn hợp lý hóa những hành vi của mình

  • Nhiều người tự gán nhãn ADHD như một cách biện minh cho sự chậm trễ, kém tổ chức hay thất bại cá nhân mà không hiểu rằng ADHD là bệnh lý nghiêm túc, cần can thiệp y tế.

ADHD bị thông tin hóa quá nhiều trên mạng xã hội

  • Các bài viết mô tả người mắc ADHD là người “nhiều năng lượng, sáng tạo, khác biệt” đã vô tình tạo ra sự hấp dẫn sai lệch. Điều này có thể dẫn đến nắm bắt thông tin sai, chẩn đoán bệnh sai, gây tổn hại cho những người thật sự mắc bệnh.
Vì sao nhiều người tự nhận mắc phải hội chứng ADHD ?
Vì sao nhiều người tự nhận mắc phải ADHD ?

Thông tin về ADHD

Triệu chứng của ADHD theo tiêu chuẩn y khoa

Theo DSM-5, để chẩn đoán ADHD, bệnh nhân phải có ít nhất 6 trong 9 triệu chứng của từng nhóm (thiếu chú ý và/hoặc tăng động – bốc đồng) trong thời gian từ 6 tháng trở lên và gây ảnh hưởng đến đời sống học tập, xã hội. Sau đây là một số triệu chứng của hội chứng ADHD ( tăng động giảm chú ý )

Nhóm giảm chú ý:

  • Dễ mất tập trung khi học tập, làm việc
  • Khó duy trì sự chú ý trong thời gian dài
  • Không nghe khi được nói trực tiếp
  • Không tuân theo chỉ dẫn, không hoàn thành công việc
  • Gặp khó khăn trong tổ chức công việc

Nhóm Tăng động – bốc đồng:

  • Ngọ nguậy chân tay, không thể ngồi yên
  • Nói nhiều, chen ngang, cắt lời người khác
  • Hành động vội vàng không suy nghĩ

Nghiên cứu từ Harvard Medical School cho thấy, ADHD ở người lớn thường biểu hiện kín đáo hơn, dễ nhầm với lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Triệu chứng của Hội chứng ADHD
Triệu chứng của Hội chứng ADHD

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động giảm chú ý

  • Theo các nhà khoa học thì hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhanacuj thể ADHD nhưng các chuyên gia vẫn tiếp tục nỗ lực nghiên cứu. Thường các yếu tố có thể liên quan đến sự phát triển của ADHD bao gồm di truyền, môi trường hoặc vấn đề về thần kinh.

Những biến chứng của hội chứng ADHD

Hội chứng tăng động giảm chú ý nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và gây khó khăn cho cuộc sống của bạn. Vậy biến chứng của ADHD là gì ?

  • Người bệnh luôn cảm thấy tự ti về bản thân và sẽ kích động khi bản thân gây ra lỗi
  • Dễ mắc bệnh trầm cảm và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Mắc phải tình trạng như là rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, rối loạn phổ tự kỷ
  • Dễ có những hành vi bốc đồng gây ảnh hướng đến những người xung quanh
  • Giảm hiệu suất làm việc và học tập.

Cách điều trị ADHD – Kết hợp thuốc, tâm lý trị liệu và lối sống

“ADHD không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát hiệu quả bằng điều trị tổng hợp.” – Mayo Clinic (2023). Sau đây là một số phương pháp điều trị được các chuyên gia tâm lý công bố:

1. Điều trị bằng thuốc:

  • Methylphenidate (Ritalin, Concerta)
  • Atomoxetine (Strattera)
  • Các thuốc kích thích khác: Amphetamines (Adderall, Vyvanse)

Thuốc giúp cải thiện khả năng tập trung, kiểm soát hành vi, nhưng phải được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

2. Trị liệu hành vi, tâm lý:

  • Cognitive Behavioral Therapy (CBT) – Trị liệu hành vi nhận thức: giúp người bệnh xây dựng chiến lược kiểm soát xung động, cải thiện kỹ năng xã hội và quản lý cảm xúc.
  • Trị liệu gia đình: hỗ trợ phụ huynh hiểu và đồng hành cùng con
  • Hướng dẫn giáo viên, người thân về cách hỗ trợ người ADHD
Cách điều trị tâm lý, hành vi ở người bị ADHD
Cách điều trị tâm lý, hành vi ở người bị ADHD

3. Thay đổi lối sống và môi trường:

  • Thiết lập thời gian biểu rõ ràng, tăng khả năng kiểm soát bản thân
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đường, chất kích thích
  • Tập thể dục thường xuyên để giảm lo âu và tăng khả năng tập trung
  • Ngủ đủ giấc, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Việc phối hợp đồng bộ giữa y tế, gia đình và nhà trường sẽ giúp người bệnh ADHD sống ổn định, hòa nhập xã hội tốt và phát huy được khả năng cá nhân.

ADHD là bệnh lý – Không phải “trend” trên mạng

Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) – “Chẩn đoán y khoa không thể là sản phẩm của lượt like hay lượt chia sẻ. ADHD không phải một xu hướng, mà là một bệnh lý cần sự thấu hiểu nghiêm túc.”

  • Thực tế cho thấy, việc biến ADHD thành một trào lưu trên mạng xã hội đang làm lu mờ đi bản chất bệnh lý nghiêm trọng của nó. Thay vì là một vấn đề cần hỗ trợ y tế, ADHD lại bị xem như một cách để thể hiện cá tính, tạo nội dung thu hút hay thậm chí là để đổ lỗi cho những thiếu sót cá nhân.
  • Sự hiểu lầm này không chỉ gây khó khăn cho người thực sự mắc ADHD, mà còn khiến họ bị gạt ra bên lề khi tìm kiếm sự đồng cảm và điều trị đúng cách.
  • Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ADHD là một trong những rối loạn phát triển phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và người lớn trên toàn cầu. Việc hiểu sai, tự chẩn đoán, và lạm dụng khái niệm này trên mạng không chỉ phản khoa học mà còn làm phức tạp thêm hành trình chữa trị của người bệnh.

Kết luận về hội chứng ADHD

ADHD là một bệnh lý thần kinh phát triển, có cơ sở khoa học rõ ràng và cần được đánh giá bởi các chuyên gia. Việc tự nhận, tự chẩn đoán qua mạng xã hội là nguy hiểm và phản khoa học. Hãy để y học và chuyên môn dẫn dắt cách chúng ta hiểu và hỗ trợ người mắc ADHD.

Nếu bạn hoặc người thân nghi ngờ mắc ADHD, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần để được đánh giá chính xác và kịp thời.

Đánh giá ngay tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *