Chưa được phân loại
Stress và căng thẳng ảnh hường thế nào đối với sức khỏe ?
Nội dung bài viết
Trong cuộc sống không thể nào tránh khỏi những thời điểm mà bạn bị căng thẳng, mệt mỏi thậm chí là quá tải thông tin. Nhưng nếu tình trạng stress, căng thẳng thần kinh này kéo dài thì thì bạn có biết rằng nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của gì đến sức khỏe thể chất của người bị stress kéo dài.
Hãy cùng THAPHACO tìm hiểu ảnh hưởng của stress và căng thẳng kéo dài ảnh hưởng như nào đến sức khỏe của chúng ta nhé.
Stress là gì ?
- Stress là một trạng thái căng thẳng về tâm lý hoặc tinh thần do một loạt các yếu tố gây ra, bao gồm áp lực công việc, vấn đề cá nhân, hoặc các tình huống thách thức trong cuộc sống.
- Khi gặp stress, cơ thể phản ứng bằng cách kích hoạt hệ thống thần kinh và các hormone để đối phó, thường được gọi là phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”.
- Với người bị stress cơ thể sẽ sản sinh nhiều hóc môn cảnh báo đến mức bất thường từ đó khiến cho các cơ quan bên trong cơ thể hoạt động bất thường.
- Một số tình trạng dễ thấy như là tim đập nhanh, hơi thở gấp, máu chuyển đến các cơ quan nội tạng nhiều hơn.
- Những điều này khiến cho cơ thể của bạn tập trung nhiều hơn nếu stress hoặc căng thẳng chỉ kéo dài từ 5 đến 50 phút thì nó sẽ giúp bạn phát huy hết sức mạnh nội tại của cơ thể.
- Tuy nhiên nếu stress kéo dài liên tục trong thời gian dài thì nó lại gây một áp lực đến cơ thể và thần kinh từ đó khiến cho sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều.
Các Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Stress Mãn Tính
Stress mãn tính có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm:
- Triệu chứng về tâm lý: Lo âu, căng thẳng, mất ngủ, thiếu tập trung, hoặc cảm giác áp lực.
- Triệu chứng về thể chất: Đau đầu, đau dạ dày, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
- Triệu chứng về hành vi cơ thể: Trở nên cáu kỉnh, thay đổi khẩu vị, hoặc lạm dụng rượu và chất kích thích.
Nguyên Nhân Gây Ra Stress Mãn Tính
Có nhiều nguyên dẫn đến bệnh stress mãn tính và dưới đây là 3 nguyên nhân chính:
- Công việc: Áp lực công việc, hạn chót, xung đột với đồng nghiệp hoặc sếp.
- Cuộc sống cá nhân: Mất mát người thân, vấn đề tài chính, xung đột gia đình, hoặc ly hôn.
- Các yếu tố môi trường: Tiếng ồn, ô nhiễm, hoặc điều kiện sống không ổn định.
Ảnh Hưởng Của Stress Mãn Tính Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe
Nếu stress thông thường thì nó chỉ khiến cho cơ thể của bạn phát huy hết công xuất hoạt động của cơ thể thì stress mãn tính lại khác.
Với stress và căng thẳng mãn tính thì đấy là tình trạng mà ở đó tinh thần, cơ thể và các cơ quan nội tạng của bạn bị áp lực liên tục liên tục khiến cho cơ thể bị quá tải và từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan đến sức khỏe của bản thân.
- Stress có thể gây kích ứng dạ dày
- Căng thẳng có thể gây ảnh hưởng sức khỏe thần kinh
- Gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe não bộ
- Gây suy giảm hệ miễn dịch
- Stress mạn tính gây áp lực lên hệ tim mạch
- Stress cũng làm cho làn da của bạn trở nên xấu hơn
Nhìn chung thì nếu cơ thể bị stress và căng thẳng liên tục và thường xuyên thì cơ thể bạn sẽ rất áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của người khác.
Phương Pháp Giảm Stress Mạn Tính
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giảm stress thì dưới đây mình có gợi ý cho bạn một số phương pháp.
Thực hành kỹ thuật thư giãn:
- Thiền: Giúp tâm trí bình tĩnh và tập trung hơn.
- Hơi thở sâu: Giúp cơ thể thư giãn và giảm căng thẳng.
- Yoga: Kết hợp giữa thở, tư thế và thiền để giúp giảm stress.
=> Trong những phương pháp trên thì bạn có thể sử dụng thêm tinh dầu thơm để hỗ trợ giảm stress một cách hiệu quả hơn. Một số loại tinh dầu mà mình muốn giới thiệu cho phương pháp trị liệu thư giản này là : Tinh dầu oải hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoa nhài,… những loại tinh dầu này
Tập thể dục thường xuyên:
- Tập thể dục giúp cơ thể sản xuất endorphin, loại hormone giúp tạo cảm giác hạnh phúc và giảm đau tự nhiên.
Chế độ ăn uống lành mạnh:
- Ăn nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa.
- Uống đủ nước và tránh rượu, caffeine quá mức.
Ngủ đủ giấc:
- Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể và tâm trí hồi phục. Cố gắng duy trì một thói quen ngủ đều đặn.
Quản lý thời gian hiệu quả:
- Lập kế hoạch và ưu tiên các công việc quan trọng để tránh bị quá tải.
- Học cách nói “không” với những yêu cầu không cần thiết.
Tạo thời gian cho bản thân:
- Dành thời gian cho sở thích và những hoạt động mà bạn yêu thích.
- Tạo thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi.
Đi chơi với bạn bè:
- Dành thời gian với gia đình và bạn bè để tạo sự hỗ trợ tinh thần.
- Chia sẻ cảm xúc và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần.
Tổng Kết
Tóm lại thì stress là một tình trạng mà ở đó tinh thần và cơ thể bị đưa vào tình trạng báo động và thậm chí là căng thẳng quá mức. Trong thoáng chóc thì stress có thể khiến cơ thể hoạt động tốt hơn trong khoảng 1 thời gian ngắn tuy nhiên nếu stress kéo dài thì khác nó sẽ trở thành nguyên do dẫn đến nhiều biến chứng bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, khi có biểu hiện tâm lý bất ổn hay làm việc quá sức cần nghỉ ngơi, thư giãn và học cách kiểm soát cảm xúc.